Diễn biến Chiến_tranh_Hán-Nam_Việt

Vua Hán nghe tin Hàn Thiên Thu bị giết, sai Phục ba tướng quân Lộ Bác Đức xuất phát từ Quế Dương, Lâu thuyền tướng quân Dương Bộc xuất phát từ Dự Chương, Qua thuyền tướng quân Nghiêm[1] xuất phát từ Linh Lăng, Hạ lại tướng quân Giáp[2] đem quân xuống Thương Ngô, Trì Nghĩa hầu Quý[1] đem quân Dạ Lang xuống sông Tường Kha, đều hội cả ở Phiên Ngung.

Bàn thờ Thừa tướng Lữ Gia nhà Triệu bên trong hang Cắc Cớ, thuộc địa phận khu di tích chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội

Mùa đông năm 111 TCN, tướng nhà HánDương Bộc đem 9000 tinh binh hãm Tầm Hiệp, phá Thạch Môn lấy được thuyền thóc của quân Triệu, kéo luôn cả các thuyền ấy đi, đem mấy vạn người đợi Lộ Bác Đức. Bác Đức cùng Bộc hội quân tiến đến Phiên Ngung.

Triệu Thuật Dương VươngLữ Gia cùng giữ thành. Dương Bộc tự chọn chỗ thuận tiện đóng ở mặt đông nam, Lộ Bác Đức đóng ở mặt tây bắc.

Vừa chập tối, Dương Bộc đánh bại quân Triệu, phóng lửa đốt thành. Bác Đức không biết quân trong thành nhiều hay ít bèn đóng doanh, sai sứ chiêu dụ. Ai ra hàng đều được Đức cho ấn thao và tha cho về để chiêu dụ nhau. Dương Bộc cố sức đánh, đuổi quân Triệu chạy ngược vào dinh quân của Lộ Bác Đức. Đến tờ mờ sáng thì quân trong thành đầu hàng. Triệu Dương VươngLữ Gia cùng với vài trăm người, đang đêm chạy ra biển.

Bác Đức lại hỏi những người đầu hàng biết chỗ ở của Lữ Gia, bèn sai người đuổi theo. Hiệu úy tư mã là Tô Hoằng (蘇弘) bắt được Kiến Đức, Quan lang của Nam Việt là Đô Kê (都稽; có bản chép là Tôn Đô) bắt được Lữ Gia.

Lữ Gia và vua Triệu sau đó đều bị quân Hán giết. Dựa trên hệ thống các đền, miếu, đình, chùa thờ Lữ Gia, phu nhân và các tướng lĩnh của ông rải rác trên khắp vùng đồng bằng sông Hồngmiền Bắc Việt Nam, rất có thể cuộc kháng chiến chống nhà Tây Hán còn kéo dài đến năm 98 TCN.

Sau khi Phiên Ngung thất thủ, Tây Vu Vương (thủ lĩnh đất tự trị Tây Vu của xứ nước Âu Lạc cũ với trung tâm là Cổ Loa[3][4]) đã nổi dậy chống lại nguy cơ Bắc thuộc trước sự xâm lăng của nhà Tây Hán.[5] Tả tướng Hoàng Đồng (黄同) của hai quận Giao ChỉCửu Chân đã giết chết Tây Vu Vương để hàng Hán.[6]

Thương Ngô vương Triệu Quang cùng họ hàng với vua nhà Triệu, nghe tin quân Hán đến, xin hàng, được phong làm Tùy Đào hầu[7]; Huyện lệnh huyện Yết Dương là Sử Ðịnh (史定) hàng Hán được phong làm An Đạo hầu[8]; tướng nhà Triệu là Tất Thủ (畢取) mang quân ra hàng được phong làm Liêu hầu[9]; quan Giám quận Quế Lâm là Cư Ông (居翁) dụ 40 vạn dân 2 quận Giao ChỉCửu Chân của Việt Nam ngày nay ra hàng được phong làm Tương Thành hầu[10]. Vậy là các xứ ở Nam Việt đều xin hàng. Nước Nam Việt mất.

Lãnh thổ nhà Hán thời Hán Vũ Đế.

Tại Nam Việt nhà Hán lập thành 9 quận: